Mind Map [Sơ đồ tư duy, Giản đồ ý] PDF Print E-mail
Thursday, 03 November 2011 07:58
There are no translations available.

1. Khái niệm:

Mind Map(Sơ đồ tư duy hay Giản đồ ý) có thể dùng như 1 cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng cuả lược đồ phân nhánh. Khác với computer, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện cuả 1 câu truyện) thì nó còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp minh hoạ tận dụng cả hai khả năng này của bộ não.
Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng Mind Maps, tổng thể cuả vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tưọng được liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Thay vì dùng chữ viết để mô tả [một chiều] Mind maps sẽ phơi bày cấu trúc một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra "dạng thức" cuả đối tượng, sự quan hệ [hỗ tương giữa các khái niệm liên quan [tạm gọi là "điểm chốt"] và cách liên hệ giưã chúng với nhau bên trong cuả một vấn đề lớn.

Mind Maps cũng được dùng cho:
* Tổng kết dữ liệu
* Hợp nhất thông tin từ các nguồn nghiên cứu khác nhau
* Động não về 1 vấn đề phức tạp
* Trình bày thông tin để chỉ ra cấu trúc cuả toàn bộ đối tượng

2. Lịch sử của phương pháp:

Được phát triển vào cuối thập niên 60 (cuả thế kỉ 20) bởi Tony Buzan ( http://www.mind-map.com/ ) như là một cách để giúp học sinh "ghi lại baì giảng" mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Các ghi chép này sẽ nhanh hơn và dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.

Giưã thập niên 70 Peter Russell ( http://www.peterussell.com/pete.html ) đã làm việc chung với Tony và họ đã truyền bá kĩ xảo về Mind Map cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học viện giáo dục.






3. Công dụng của Mind Maps

  • Ghi chú. Khi thông tin được gợi ra, mind maps giúp tổ chức thông tin theo một hình thức mà dễ dàng được xuất hiện và ghi nhớ. Được sử dụng để ghi chú tất cả các loại như sách vở, bài giảng, hội họp, phỏng vấn, và đàm thoại.
  • Gợi nhớ ( Hồi tưởng). Bất cứ khi nào thông tin được xuất hiện từ trong bộ não, thì mind maps cho phép các ý tưởng được ghi lại rất nhanh ngay khi nó được sinh ra vào một hệ được tổ chức. Vì thế chẳng cần phải viết cả một câu. Nó như một phương tiện nhanh và hiệu quả trong việc tổng quát và vì thế có thể giữ lại các hồi tưởng rất nhanh gọn.
  • Sáng tạo. Bất cứ khi nào bạn muốn khuyến khích sự sáng tạo, mind maps sẽ giúp bạn giải phóng cách suy diễn cổ điển theo phương thức ghi chép sự kiện theo dòng, cho phép các ý tưởng mới được hình thành nhanh chóng theo luồng tư duy xuất hiện.
  • Giải quyết vấn đề. Khi bạn gặp trở ngại với một vấn đề -- mind maps có thể giúp bạn nhìn nhận tất cả các vấn đề và làm thế nào để liên kết chúng lại với nhau. Nó cũng giúp bạn có được cái nhìn tổng quát là bạn có thể nhìn nhận vấn đề dưới những góc độ nào và sự quan trọng của nó.
  • Lập kế hoạch. Khi bạn cần lập kế hoạch, mind maps giúp bạn có được tất cả các thông tin liên quan vào một nơi và tổ chức nó một cách thật đơn giản.Tất cả các loại kế hoạch từ việc viết một bức thư chođến một kịch bản, một cuốn sách, hoặc lập kế hoạch cho một cuộc họp, một ngày nghỉ.
  • Trình bày (Trình diễn). Khi nói ta luôn chuẩn bị tốt một mind map về một chủ đề và cách diễn đạt. Nó không chỉ giúp ta tổ chức các ý kiến hợp lý, dễ hiểu mà còngiúp ta trình bày mả không cần phải nhìn vào biên bản có sẵn.

4. Làm thế nào để sử dụng mind map?!?

Sử dụng những từ chính hoặc những hình ảnh cần thiết.
  1. Bắt đầu từ trung tâm và triển khai ra.
  2. Tạo cho trung tâm một hình ảnh rõ ràng và “mạnh” miêu tả được nội dung tổng quất của toàn bộ mind map.
  3. Tạo các trung tâm nhánh và các chi tiết nhánh.
  4. Đặt những từ trọng tâm vào những hàng mà làm tăng kết cấu của các ghi chú.
  5. In ra giấy hơn là viết tay vì làm cho dễ đọ và dễ nhớ hơn.
  6. Những trường hợp sau phải phân biệt rõ hơn những trường hợp trước.
  7. Sử dụng màu sắc để làm nổi bật vấn đề.
  8. Những gì không có trong trình bày thì không nên đưa vào mind map.
  9. Tư duy hai chiều (phản biện)
  10. Sử dụng mũi tên, biểu tượng hoặc những hình ảnh để chỉ ra sự liên kết.
  11. Đừng để bị tắc ở một khu vực. Nếu cạn kiệt suy nghĩ thì chuyển sang nhánh khác
  12. Ghi ngay ý tưởng vào nơi hợp lý ngay khi nghĩ ra nó. Đừng lưỡng lự.
  13. Phá vỡ ranh giới. Khi hết giấy để trình bày thì đừng nên thay một tờ giấy khác to hơn mà sử dụng thêm các tờ khác ghép vào.
  14. Hãy sáng tạo.
  15. Bắt tay vào và HAVE FUN.



Theo http://www.ddth.com
Trung Tâm Thông Tin và Chương Trình Giáo Dục
This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it