Thế giới này có công bằng không? PDF Print E-mail
Wednesday, 09 January 2013 10:03
There are no translations available.

Có thể biến bi phẫn thành sức mạnh, song con không được oán hận, bởi oán hận khiến con kích động, đánh mất lí trí, thậm chí rơi vào thất bại chua xót hơn.


Hôm nay, vừa về nhà, con đã bí xị mặt, nói bài thơ dự cuộc thi ở trường của con không đoạt được giải.


Rồi con lên gác, chui vào buồng tắm khóc, vừa khóc vừa nói rằng đến tạp chí thơ của Mĩ còn đăng thơ của con vậy mà dự cuộc thi ở trường lại không được giải. Con còn nói, cả giáo viên Anh văn và các bạn cùng lớp đều khen thơ của con, cho là nhất định sẽ được giải. Chắc chắn đã có chuyện gì đó...

"Dựa vào đâu mà con nói là có chuyện?" "Không khéo bài thơ bị thất lạc không đến tay ban giám khảo" Cha nói.

"Con nộp bài thơ cho ai?" Cha lại hỏi.

"Con đưa cho thầy Anh Văn. Con cũng đã hỏi thầy Anh văn, thầy bảo đã nộp ngay rồi".

"Vậy con có định phúc tra, hỏi từng người, hay hỏi ban giám khảo không?" Cha hỏi.

Con sững lại, xị mặt nói: "Hỏi thì được gì? cuộc thi đã kết thúc, năm học cũng đã kết thúc. Bài thơ bi thất lạc, dù có tìm lại được thì cũng muộn rồi".

Con! Lần này cha phải nói với con một điều. Khi có chuyện làm con bực bội, hoặc cảm thấy oan ức, con chỉ có ba con đường để thoát ra:

Một là phúc tra xem có nhầm lẫn hay không; hai là bỏ qua, cho rằng phúc tra là không được gì, chỉ mất thời gian; ba là xem xét lại bản thân, có đúng mình còn chỗ thiếu sót hay không, có đúng là tác phẩm tồi mà mình không biết?

Con cảm thấy bực bội, nhưng không phúc tra, cũng không xem lại bản thân. Cuối cùng giữ phiền muộn trong lòng thì được gì? Đó không phải là thái độ sống tích cực!

Con nói cuộc thi đã kết thúc, phúc tra không ích gì. Điều đó quá tự ti, tự lợi. Sao con không nghĩ, nếu tra ra bài thi bị mất, hoặc chấm điểm không công bằng, thì thậm chí có người phải cẩn thận hơn, để những người tham dự cuộc thi sau không bi thiệt?

Cũng như việc trước kia, tạp chí nhà trường đăng bài kì thị chúng tộc, các cha mẹ người Hoa đã đấu tranh, thậm chí kéo báo chí vào cuộc. Con có thể nói bài báo phân biệt chủng tộc đăng rồi, đấu tranh ích gì không?

Chúng ta đấu tranh là để giáo viên và học sinh cảnh giác, về sau không được tuỳ tiện đăng những bài phân biệt chủng tộc, để học sinh dân tộc thiểu số khoá sau không bị thiệt thòi nữa!

Còn nữa, con cứ nói "không công bằng, không công bằng" vì bài kém được giải, vì bài của con thì không. Cha phải có ý kiến về cái "không công bằng" của con. Nếu bài của con bị người khác làm thất lạc, đó không phải là "không công bằng", mà là "nhầm lẫn"; chỉ khi có người cố ý hạ thấp bài thi của con mới gọi là "không công bằng".

Nhưng cha hỏi con, có đúng thế giới này ở đâu cũng công bằng hay không?

Vì sao lại có người đẹp, có người xấu; có người cao, có người thấp; có người giàu nứt đố đổ vách, có người lo ăn từng bữa, có người đau khổ trong chiến tranh, có người an nhàn trong đất nước giàu có?

Thế giới này vốn không công bằng???

Cha kể cho con nghe, một cô học sinh Đài Bắc tìm cha khóc lóc, nói cô có điểm tốt nghiệp đáng được nhận huy chương của thị trưởng. Song nhà trường lại chỉ định học sinh, trong đó có con của hội trưởng hội phụ huynh, một người khác là học sinh bị u não, còn cô bị gạt ra. Lúc trao huy chương, thấy người học kém lên nhận, cô chỉ còn biết nuốt nước mắt. Cô thấy thật quá bất công.

Cha nghe mà nước mắt muốn trào ra. Nhưng nghe xong, cha bảo cô bé: "Cháu nên thấy cậu bé bị u não thật đáng thương ! Phải mổ bao nhiêu lần mà vẫn đạt thành tích như vậy, thật không dễ dàng. Nói về thành tích, cậu ta học kém cháu mà được nhận huy chương, đúng là không công bằng. Song, nhìn từ góc độ khác, một cậu bé mới 12 tuổi đã bị u não, ông trời liệu có công bằng không? Cháu hãy nghĩ tới may mắn của mình mà cảm ơn cuộc sống".

Con! Càng lớn, con sẽ càng thấy thế giới này còn nhiều điều bất công. Trước bất công, hoặc con gắng sức đấu tranh như người da đen ở Mĩ đã đấu tranh hơn một trăm năm nay; nếu không hãy biến bi phẫn thành sức mạnh để về sau đoạt thành công lớn hơn, lấy thành công để "chứng minh năng lực" dùng thành công để đánh trả địch thù.

Nhưng hãy nhớ:

Có thể biến bi phẫn thành sức mạnh, song con không được oán hận, bởi oán hận khiến con kích động, đánh mất lí trí, thậm chí rơi vào thất bại chua xót hơn.


Trích từ sách của Lưu Dung - "Cha mẹ muốn níu con muốn đi"

Last Updated on Wednesday, 09 January 2013 18:18
 

Add comment


Security code
Refresh