1.Bản kiểm điểm
Kính gửi cô giáo chủ nhiệm. Hôm qua, trong giờ ra chơi, bạn Hiếu ngồi cạnh em loay hoay phẫu thuật cái bút mực. Dù bạn không cố ý song lực quán tính vẫn khiến mực rơi vào áo em. Bạn ấy không hề xin lỗi cũng như không chịu chấm dứt ngay việc giải phẫu vật đáng ra nên đưa vào viện bảo tàng từ lâu rồi.
Máu dồn vào tim khiến em đã dùng xấp xỉ 400N tác dụng lên người bạn ấy trong khoảng thời gian xấp xỉ 0,5s. Vì xung của lực bằng độ biến thiên động lượng nên đáng ra bạn ấy phải chuyển động lùi nhưng thật tiếc, bạn ấy béo quá, phản lực tác động lên tay em còn lớn hơn cả 400N kia.
Theo phản xạ tự vệ, bạn ấy lao vào em với vận tốc khá lớn, không một chút do dự. Kết quả là em bị bắn vào tường, mà tường lại nặng hơn em rất nhiều. Tuân theo định luật III Newton, tường đứng yên, em bật ngược trở lại.
Tuy có hơi đau nhưng do cay cú, em liền áp dụng ngay định luật “Húc”. Chỉ tại tội thừa mỡ nên va chạm giữa đầu em và bụng bạn ấy là… va chạm dẻo, lực của em bị triệt tiêu. Liên tiếp sau đó là một chuỗi quy tắc bàn tay trái, quy tắc bàn tay phải khiến em bị dao động với tần số lớn.
Đến lúc này, em không còn đủ sức chiến đấu nữa vì theo một vế của định luật bảo toàn năng lượng thì năng lượng không tự nhiên sinh ra, trong khi bữa sáng của em lại có hạn. Biết thân biết phận, em đã dựa vào Định luật bảo toàn tính mạng mà tự rút lui ôm hận về nhà.
Hôm nay, em viết bản kiểm điểm này để mong cô tha thứ. Em hứa lần sau nếu có đánh nhau, em sẽ chuẩn bị bữa sáng chu đáo hơn hay ít ra, cũng chọn đứa gầy hơn em làm đối thủ.
2.Con gái trongVật lý
Con gái là 1 tác nhân gây ra loại lực có tên khoa học là Lực hấp dẫn. Tuy nhiên loại lực này ko tỷ lệ với bình phương khoảng cách 2 tác nhân gây lực mà hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tài chính của tác nhân còn lại.
3. Đãng trí
Một lần trên xe búyt ,nhà bác học Anhstanh bị rơi mất một mắt kính xuống sàn xe ,đang lom khom tìm nhặt thì có một cô bé tinh mắt nhanh nhẹn nhặt lên và dúi vào tay ông .Ông cảm ơn cô bé và hỏi:
- Cháu gái ngoan ,cháu tên là gì ?
Cô bé trả lời :
- "Thưa bố, tên con là Clara Anhstanh"
4. Thuyết tương đối
Một sinh viên không hiểu thuyết tương đối của nhà bác học Einstein, liền hỏi ông. Ông đáp như sau:
- Một hôm, tôi đi đường gặp một người mù, tôi hỏi y "Anh muốn uống một ly sữa không?". Người mù hỏi lại tôi:
- Sữa là cái gì?
- Sữa là một thứ nước trăng trắng.
- Nước thì tôi biết, nhưng trắng là thế nào?
- Trắng là màu giống như lông con ngỗng.
- Lông thì tôi biết rồi, nhưng con ngỗng thì như thế nào?
- Ngỗng là một loại chim có cái cổ dài và cong.
- Cái cổ thì tôi biết, nhưng cong là thế nào?
Nhà bác học Einstein liền nắm cánh tay của người mù giang thẳng ra và bảo: "Thế này gọi là cong". Người mù vui mừng bảo:
- À thế bây giờ tôi hiểu sữa là cái cánh tay cong cong lại giống như cái cổ con ngỗng.