Phương pháp dạy học sinh học chủ động PDF Print E-mail
Friday, 28 July 2017 12:30
There are no translations available.

Trong nhiều năm dạy về kĩ nghệ phần mềm, tôi đã dùng phương pháp học chủ động và thấy nó hiệu quả hơn là đọc bài giảng. Học chủ động là quá trình học sinh học một cách chủ động bằng đọc, phân tích, tổng hợp, áp dụng, thảo luận và giải quyết vấn đề để phát triển kĩ năng cá nhân của họ. Phần lớn các học sinh đều bảo tôi rằng một khi họ quen thuộc với phương pháp này, họ không muốn đến lớp với các thầy giáo đọc bài giảng nữa.

Image result for học chủ động

Khi dạy lập trình, tôi bao giờ cũng bảo học sinh: "Các em phải viết mã, phạm nhiều sai lầm, rồi học từ chúng, để cho các em sẽ không phạm phải cùng sai lầm lần nữa. Các em không thể học lập trình bằng nghe bài giảng hay đọc sách; các em phải chủ động làm nó cho tới khi nó trở thành tự nhiên như việc đọc và viết." Một số học sinh sợ phạm sai lầm, cho nên họ dành nhiều thời gian để đọc nhiều sách hơn, nhiều qui tắc hơn, và hi vọng rằng họ có thể viết mã "không khiếm khuyết". Nhưng thực ra, điều đó không có tác dụng vì họ phải học bằng việc làm nó, không bằng việc đọc về nó. Cùng điều này xảy ra cho toán học. Không ai được sinh ra đã là giỏi toán. Mọi nhà toán học giỏi nhất đều học từ sai lầm của họ. Họ có lẽ đã chủ động giải hàng nghìn hay chục nghìn phương trình và vấn đề phức tạp trước khi họ trở thành nhà toán học giỏi. Cùng điều này cũng xảy ra cho các nhà khoa học và kĩ sư, tất cả họ đều phải chủ động học môn học của họ, phạm phải sai lầm, có giả định sai trước khi họ hiểu rõ môn học và trở thành giỏi về nó. Mọi kĩ năng này phải tới từ thực hành thực tế trước khi họ giỏi và tôi tin bằng việc học chủ động qua làm, KHÔNG chỉ nghe bài giảng hay đọc sách là cách tốt hơn.


Gần đây, một số bạn tôi bảo tôi về dự định của họ dạy nhiều Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) trong trường của họ. Tôi hài lòng rằng họ đang làm điều đó vì nó là cần thiết trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ này, nhưng tôi cũng nhắc họ rằng họ không thể thay đổi được nội dung và mong đợi học sinh học tốt. Để dạy STEM, họ cần bắt đầu với thay đổi phương pháp dạy nữa. Vì học chủ động là tương đối mới, một số người muốn có bằng chứng, vì họ coi nó chỉ là ý kiến cá nhân của tôi.
Năm ngoái, Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mĩ đã xuất bản nghiên cứu năm năm của họ về các phương pháp dạy mà đã kết luận rằng "Việc học chủ động làm tăng hiệu năng của học sinh trong khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM)." Họ cũng thấy rằng cách dạy truyền thống bằng đọc bài giảng là KHÔNG hiệu quả, đặc biệt trong các khu vực STEM. Các tác giả viết: "Chúng tôi đã dạy khoa học và công nghệ sai trong nhiều năm, khoa học không thể được dạy bằng đọc bài giảng và ghi nhớ mà bằng quan sát, khám phá, thăm dò và thảo luận." Có các khảo cứu khác ở châu Âu với kết luận tương tự rằng học chủ động là hiệu quả hơn đọc bài giảng.


Dựa trên những phê bình này, tôi bảo bạn tôi: "Bây giờ nó là vấn đề khoa học chứ không phải là ý kiến cá nhân" và tôi thúc giục họ xem xét thay đổi cách họ dạy STEM cho học sinh. Tôi tin rằng chúng ta nên tạo ra nhiều khuyến khích hơn cho các thầy giáo dùng phương pháp học chủ động. Có thể mất một số thời gian để làm cho giáo dục STEM được tốt hơn và hiệu quả hơn, nhưng tôi nghĩ điều quan trọng là bắt đầu phong trào STEM bằng phương pháp dạy mới. Chúng ta cần giáo dục cho học sinh của chúng ta rằng họ chịu trách nhiệm cho việc học của họ và họ phải chủ động hơn và tham gia vào quá trình học.


Là thầy giáo, chúng ta phải lãnh đạo xu hướng giáo dục này và mở ra nhiều cơ hội cho học sinh của chúng ta. Thế giới đang thay đổi nhanh chóng, và chúng ta phải điều chỉnh việc dạy của chúng ta để cung cấp cho học sinh của chúng ta tri thức và kĩ năng tốt hơn. Thay đổi không bao giờ là dễ dàng, nhưng chừng nào chúng ta chưa cố gắng, chúng ta sẽ không bao giờ biết chúng ta có thể làm ra khác biệt được bao nhiêu.
Thông tin thêm:
http://www.pnas.org/content/111/23/8410.abstract
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24821756
https://www.nature.com/news/why-we-are-teaching-science-wrong-and-how-to-make-it-right-1.17963

Prof John Vu
Carnegie Mellon University

Last Updated on Friday, 28 July 2017 12:51