There are no translations available.
1. Giới thiệu
“Chương trình hỗ trợ đưa giáo dục STEM tới học sinh trung học phổ thông” (gọi tắt là chương trình STEM) được Trường Đại học VinUni thực hiện với mục đích nâng cao nhận thức về nghề nghiệp và tăng tỷ lệ đăng ký thi vào các ngành STEM tại các trường Đại học công nghệ, kỹ thuật thông qua việc khơi gợi niềm đam mê khoa học, kỹ thuật, công nghệ cho các em học sinh ở bậc THPT. Trong năm 2022, Chương trình STEM sẽ tổ chức Cuộc thi Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ để cung cấp sự hỗ trợ (tư vấn chuyên môn và tài chính) cho các học sinh THPT thực hiện ý tưởng dự án khoa học kỹ thuật của mình. Cuộc thi dành cho tất cả học sinh trung học phổ thông trên cả nước. Học sinh có thể đăng ký bằng cách gửi đề xuất nghiên cứu cho bất kỳ ý tưởng khoa học, công nghệ hoặc kỹ thuật mới nào.
Ban tổ chức sẽ xem xét các đơn đăng ký trong hai vòng: đánh giá đề xuất ban đầu và một cuộc phỏng vấn video cho các thí sinh lọt vào bán kết được chọn. Tối đa mười đội sẽ được chọn vào vòng Chung kết.
2. Quyền lợi dành cho thí sinh lọt vào vòng chung kết
- Toàn bộ chi phí cho chuyến đi đến Trường Đại học VinUni (chi phí đi lại, ăn ở) với mục đích:
- Trình bày kết quả nghiên cứu.
- Gặp gỡ các giáo sư Đại học VinUniversity trong lĩnh vực sinh viên quan tâm.
- Kinh phí tối đa 20 triệu đồng để thực hiện dự án.
- Các cuộc họp cố vấn với các giảng viên của Trường Đại học VinUni trong quá trình thực hiện dự án.
- 4 trong số 10 dự án có kết quả tốt nhất sẽ được trao giải:
- 1 Giải Nhất: 30 triệu đồng / dự án
- 1 Giải Nhì: 20 triệu đồng / dự án
- 2 Giải Ba: 10 triệu đồng / dự án
3. Điều kiện đăng ký
- Là học sinh trung học phổ thông tại thời điểm nộp đơn.
- Mỗi dự án tối đa ba học sinh THPT.
4. Mốc thời gian
Thời hạn nộp Đề xuất dự án
|
Ngày 15 tháng 6 năm 2022
|
Các quyết định cuối cùng
|
Ngày 30 tháng 6 năm 2022
|
Vòng Chung kết tại Trường Đại học VinUni để trình bày kết quả nghiên cứu
|
Cuối tháng 9 năm 2022
|
Gửi đề xuất dự án đến địa chỉ email:
This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it
, đảm bảo thực hiện theo các hướng dẫn được nêu dưới đây trong mục “Hướng dẫn trình bày Đề xuất dự án”.
5. Hướng dẫn trình bày Đề xuất dự án
Vui lòng đọc kỹ các nguyên tắc này và tuân thủ hướng dẫn được cung cấp tại đây, đảm bảo trình bày rõ ràng các mục bắt buộc.
- Không tuân theo các hướng dẫn này sẽ được tính là không hợp lệ.
- Mỗi nhóm chỉ gửi 1 đề xuất dự án.
- Nộp đề xuất dự án dưới định dạng file PDF.
- Đề xuất có thể được viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (ưu tiên tiếng Anh).
- Định dạng, Độ dài và Trích dẫn:
- Sử dụng phông chữ Times New Roman hoặc Arial, cỡ chữ 12.
- Khoảng cách dòng: Double với lề 1 inch.
- Giới hạn trang: 10 trang. (Tài liệu tham khảo sẽ không được tính vào giới hạn 10 trang).
- Vui lòng trích dẫn tất cả các tài liệu tham khảo và bao gồm danh sách các tài liệu tham khảo ở cuối đề xuất dự án.
- Tất cả các hình ảnh và sơ đồ mà thí sinh không tự tạo cũng nên được trích dẫn.
- Bao gồm bất kỳ bảng và số liệu nào trong phần nội dung của văn bản. Đề xuất dự án nên được chia thành các phần sau để dễ đọc:
- Tiêu đề và tóm tắt.
- Phần đầu tiên giải thích động lực và cách tiếp cận dự án.
- Phần thứ hai đề cập cách tổ chức và thực hiện dự án.
- Và một phần về sở thích cá nhân (như được trình bày chi tiết bên dưới). Làm theo mẫu được đề xuất sẽ giúp đảm bảo trình bày tất cả thông tin cần thiết và hỗ trợ trong quá trình đánh giá.
a. Tên dự án
- Tên: tên của thí sinh, trường học.
- Người cố vấn (tùy chọn): tên, địa chỉ email, đơn vị liên kết (trường đại học, trường học, công ty, v.v.).
b. Tóm tắt
Viết một bản tóm tắt dự án ở dạng đoạn văn tối đa 250 từ mô tả những điểm nổi bật của dự án một cách hấp dẫn và súc tích.
- Động lực: Vấn đề dự án đang cố gắng giải quyết là gì? Tại sao đây là một vấn đề quan trọng cần giải quyết?
- Mục tiêu: Kết quả mong muốn của dự án là gì?
- Phương pháp tiếp cận: Dự án sẽ được thực hiện như thế?
c. Ý tưởng
- Vấn đề:
- Xác định rõ nhu cầu hoặc vấn đề mà dự án đang cố gắng giải quyết.
- Giải thích bất kỳ thông tin cơ bản nào cần thiết để hiểu bối cảnh và động lực của dự án.
- Bao gồm lý thuyết khoa học có liên quan.
- Công việc hiện tại:
- Xác định các phương pháp tiếp cận hoặc giải pháp tiên tiến nhất hiện nay.
- Hạn chế của các phương pháp/giải pháp hiện tại trong việc giải quyết vấn đề đã đặt ra.
- Giải pháp:
- Mô tả giải pháp đề xuất của dự án.
- Mô tả cách nó sẽ giải quyết nhu cầu hoặc vấn đề.
- So sánh ý tưởng của dự án với các giải pháp hiện có.
- Giải thích cách giải pháp của dự án sẽ cải thiện công nghệ hiện tại.
d. Kế hoạch
- Cách tiếp cận:
- Các bước để thực hiện đề xuất dự án.
- Thuyết phục rằng dự án khả thi về mặt kỹ thuật.
- Sử dụng sơ đồ và các tính toán khi cần thiết.
- Nguồn lực:
- Nêu rõ các nguồn lực (tài liệu, cố vấn và kinh phí) cần có được trong quá trình thực hiện dự án.
- Làm thế nào để dự án có được những nguồn lực này?
- Nếu có thể, nhóm tác giả có dự định làm việc với một cố vấn địa phương ngoài sự cố vấn từ Trường Đại học VinUni?
- Mục tiêu:
- Thiết lập các mốc quan trọng và tiêu chí hoàn thành cho dự án.
- Dự án sẽ được kiểm tra và đánh giá như thế nào?
- Thông số kỹ thuật hoạt động của sản phẩm (nếu có) là gì?
- Nếu dự án được thực hiện theo nhóm:
- Giải thích về cách công việc được phân chia và trách nhiệm của các thành viên.
- Giải thích cách các thành viên sẽ điều phối công việc và làm việc nhóm.
- Rủi ro:
- Xác định ít nhất ba vấn đề dự án có thể gặp phải trong quá trình thực hiện.
- Các chiến lược hoặc giải pháp cụ thể nào có thể được sử dụng để giảm thiểu chúng?
- Mốc thời gian:
- Xác định các sản phẩm và thời hạn hoàn thành chính.
- Quá trình thực hiện giữa các mốc này sẽ được ghi lại như thế nào?
- Tiến độ hiện tại và nhu cầu tài trợ.
- Mô tả bất kỳ công việc trước đây đã làm về chủ đề này.
- Nhóm tác giả đã đạt được những gì cho đến nay, và những gì còn phải làm?
- Nguồn tài trợ từ Trường Đại học VinUni sẽ cho phép nhóm tác giả đạt được các mục tiêu đã đề ra như thế nào?
- Ngân sách Dự án:
- Cung cấp ngân sách chi tiết dưới dạng bảng.
- Liệt kê từng mặt hàng, số lượng cần mua, chi phí và liên kết với các nhà cung cấp nếu có thể tìm thấy chúng.
- Nếu không thể tìm ra chi phí chính xác hoặc có nguyên vật liệu với chi phí thay đổi tùy thuộc vào việc thực hiện dự án, hãy ước lượng trong khả năng.
- Hãy đảm bảo rằng tổng chi phí không vượt quá ngân sách chương trình là 20 triệu đồng cho mỗi dự án vào chung kết.
e. Thông tin cá nhân
- Sở thích: Hãy cho chúng tôi biết về nền tảng học vấn của các thành viên cũng như sở thích cá nhân đối với dự án này. Chúng tôi muốn biết các thành viên đến từ đâu, có kinh nghiệm nghiên cứu nào trước đây (nếu có) và lý do quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu này.
- Trình độ chuyên môn: Mô tả các kỹ năng hiện có cũng như các kỹ năng sẽ cần học để hoàn thành dự án này.
f. Nguồn tham khảo
- Trích dẫn tất cả các nguồn đã tham khảo bằng cách sử dụng định dạng APA.
- Bao gồm cả trích dẫn trong văn bản và trang Tài liệu tham khảo ở cuối đề xuất dự án.
- Phần Tài liệu tham khảo sẽ không được tính vào giới hạn 10 trang .
Lưu ý quan trọng: hãy đảm bảo trình bày mọi mục trong dàn ý này.
Đặc biệt, phải nêu rõ được dự án sẽ được hưởng lợi như thế nào khi nhận được sự tài trợ và cố vấn chuyên môn từ Trường Đại học VinUni. Những đề xuất không giải thích được rằng ứng viên sẽ thu được gì từ chương trình sẽ không được chọn để vào vòng trong của cuộc thi.
6. Tiêu chí đánh giá
Một hội đồng gồm các giảng viên của Trường Đại học VinUni sẽ xem xét đơn đăng ký dựa trên các tiêu chí sau:
- Tầm ảnh hưởng:
- Vấn đề được xác định có liên quan, quan trọng hoặc thú vị như thế nào?
- Sự đổi mới:
- Giải pháp được đề xuất mới lạ hoặc sáng tạo như thế nào?
- Nó cải thiện như thế nào so với các giải pháp hiện có?
- Trình bày rõ ràng:
- Các mục tiêu, phương pháp và tiến trình có được xác định rõ ràng không?
- Kết quả có thể được đánh giá rõ ràng và đáng tin cậy không?
- Việc thảo luận về vấn đề, các công nghệ hiện có và các giải pháp được đề xuất có chính xác và đầy đủ không?
- Tính khả thi:
- Có thể hoàn thành các mục tiêu đã nêu trong giới hạn về chi phí và nguồn lực không?
- Dự án có thể được thực hiện trong khung thời gian một học kỳ không?
- Ích lợi:
- Dự án này sẽ thu được lợi ích như thế nào từ sự tài trợ và cố vấn chuyên môn từ Trường Đại học VinUni?
|