Trao đổi, chia sẻ
Khởi đầu sớm, giảm áp lực học tập, cơ hội rộng mở PDF. In Email
Thứ hai, 04 Tháng 12 2017 16:15

Thị trường du học đang nở rộ, như một xu thế tất yếu khi mà thực trang giáo dục trong nước vẫn còn quá nhiều tồn đọng chưa thể khắc phục, trong khi thu nhập và quy mô của tầng lớp trung lưu trong xã hội tăng nhanh. Thế nhưng, ngay cả lựa chọn du học cũng có rất nhiều vấn đề của nó, cần được nhìn nhận rõ hơn sau khi những lứa “du học tự túc” đầu tiên trở về.

Có lẽ, bây giờ ở những tỉnh thành lớn, nhà nào cũng có con cháu hoặc bạn bè, người quen có con cháu đang/đã đi du học. Mặc dù chưa có thống kê nào cụ thể, nhưng trong số ấy, những trường hợp du học “thất bại” chiếm tỉ lệ không nhỏ. Thất bại có nhiều kiểu, đi học mà không lấy nổi bằng tốt nghiệp, có bằng tốt nghiệp nhưng chẳng làm nổi việc gì ở nước ngoài sau nhiều năm học hành, ngoài chút vốn tiếng Anh tàm tạm, về nước thì cũng không biết làm gì trong khi nhiều bạn bè đã ổn định mà chẳng cần du học ở đâu … Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng nhìn chung, nếu coi du học là một quyết định đầu tư, đa phần người Việt đang ra quyết định đầu tư mà thiếu những thông tin và sự chuẩn bị cần thiết.

Image result for inspirational quotes

Cập nhật ngày Thứ sáu, 08 Tháng 12 2017 16:57
 
Một giáo viên xin thưa với phụ huynh 10 điều... PDF. In Email
Thứ sáu, 28 Tháng 7 2017 10:00

Cho con đến trường, hầu hết các phụ huynh đều theo dõi xem nhà trường, các thầy cô đối với con mình như thế nào? Mỗi quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường mà đặc biệt là mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh là một mắt xích quan trọng giúp con em phát triển tốt. Bởi vậy khi quan hệ giữa phụ huynh với giáo viên "có vấn đề" và đi quá một giới hạn nào đấy sẽ tạo ra hậu quả không tốt cho giáo viên và học sinh. BigSchool chia sẻ với các bạn tâm sự của một giáo viên nước ngoài để chúng ta liên hệ tới thực tế hiện nay ở Việt Nam, ở mái trường mà con em đang học.

Tôi đã tham gia giảng dạy ở bậc trung học trong suốt 15 năm, trong khoảng thời gian qua, tôi đã luôn bị thử thách bởi những mối quan hệ phức tạp giữa phụ huynh và nhà trường. Dường như có rất nhiều vấn đề vẫn chưa được làm rõ. 10 điều sau đây (có thể hơi khó nghe) nhưng là những điều mà tôi thực sự muốn nói từ vị thế của một người giáo viên biết quan tâm, một giáo viên có rất nhiều kinh nghiệm và từ một người đã làm việc, tiếp xúc với rất nhiều với các phụ huynh ở khối trung học. Mong bạn hãy cởi mở và nhớ rằng không phải tất cả giáo viên đều giống như nhau.

1. Không phải tất cả chúng tôi đều hứng thú với việc giao bài tập về nhà. Chúng tôi biết rằng, phụ huynh quá bận rộn với công việc của mình. Và trong nhiều trường hợp, những bài tập về nhà đó khó khăn với phụ huynh nhiều hơn là đối với học sinh. Chúng tôi – những người giáo viên luôn bị dẫn dắt bởi một quan điểm cho rằng nếu chúng tôi không giao những bài tập về nhà khó, điều đó cũng có nghĩa là chúng tôi không thử thách người học. Hầu hết các bậc cha mẹ đều nhìn chúng tôi bằng con mắt phê phán về những gì chúng tôi giao cho con họ và họ luôn hỏi tại sao. Thời đại ngày nay là thời đại của “chứng khoán đảo chiều” những người đứng ngoài công việc giảng dạy sẽ được quyền đánh giá tất cả những gì giáo viên làm. Đó dường như là một điều tốt cho hầu hết các gia đình, nhưng chúng ta cần nhận thức rằng mọi chuyện có thể dẫn đến sự quá giới hạn. Và chúng tôi không muốn điều này xảy ra.

Tất cả đều có những giới hạn Tất cả đều có những giới hạn

 
Cha mẹ nên can thiệp đến đâu trong sự phát triển của con? PDF. In Email
Thứ hai, 29 Tháng 5 2017 17:43

Trong những năm trở lại đây, ngày hè là cơ hội để các bậc cha mẹ “đầu tư” cho con đi học thêm kiến thức lẫn kỹ năng sống. Liệu rằng những khóa học cấp tốc này có thể giúp trẻ tự tin, trưởng thành hơn như kỳ vọng của phụ huynh?

Để giải đáp vấn đề này, phóng viên Báo Thế giới & Việt Nam đã trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Minh, Giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội, Chủ nhiệm CLB “Sách ơi mở ra”...

cha me nen can thiep den dau trong su phat trien cua con
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Minh. (Ảnh: NVCC)

Không ít ý kiến cho rằng trải nghiệm sáng tạo tức là đưa học sinh ra ngoài phạm vi trường học như du lịch, tham quan và có nhiều khóa học kỹ năng hơn. Quan điểm cá nhân của Tiến sĩ về vấn đề này?

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục được tổ chức theo cách tạo điều kiện cho người học tham gia trực tiếp vào các hoạt động xã hội. Từ đó, giúp người học trở thành chủ thể tích cực, sáng tạo của hoạt động học tập đó.

Như vậy, trải nghiệm sáng tạo không có nghĩa là phải đi ra ngoài mà gia đình, nhà trường là một môi trường lý tưởng cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Bởi gia đình hay nhà trường cũng là một cộng đồng xã hội thu nhỏ. Đó là nơi có thể nảy sinh vô vàn các mối quan hệ, các tình huống giao tiếp, các vấn đề phát sinh để các em có cơ hội được trải nghiệm và rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề. Ngược lại, có những hoạt động dã ngoại không hề đánh thức được năng lực sáng tạo của người học vì được tổ chức một cách đơn điệu, cứng nhắc, áp đặt, khuôn mẫu.

Ở nước ngoài, thường các lớp học ngày hè được mở ra chủ yếu để hỗ trợ những em đặc biệt khó khăn về trí tuệ hay những em bị bệnh mà không theo học đầy đủ trong năm. Vì vậy, các lớp học thường thành các nhóm, các lớp nhỏ, phù hợp với nhu cầu chuyên biệt của từng em, từng nhóm. Cũng có những trại hè cho trẻ chậm phát triển được tổ chức để giúp các em có thêm hiểu biết, tăng khả năng hội nhập.

Vậy cha mẹ nên can thiệp đến đâu, khoảng vừa đủ trong sự phát triển tự nhiên của con?

Thực ra, những năm gần đây nhiều người cực đoan hóa vai trò của kỹ năng sống, thành ra nhiều khi nó trở thành một cái mốt. Đành rằng kỹ năng sống là rất quan trọng, song không nhất thiết phải tham gia vào các khóa học kỹ năng sống mới có kỹ năng sống.

Kỹ năng sống được hình thành chủ yếu thông qua hoạt động sống hàng ngày. Nếu hiểu biết một cách sâu sắc về nó, kỹ năng sống hoàn toàn có thể có được thông qua rèn luyện bằng các môn học trong nhà trường. Ví dụ, từ môn khoa học, trên cơ sở sự hiểu biết về cơ thể, giáo viên có thể dạy các con cách giữ gìn vệ sinh, chăm sóc sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật. Trên cơ sở hiểu biết về thế giới động thực vật, có thể dạy các con các kỹ năng an toàn khi đi trong rừng, xuống biển, lên núi, nhận biết phương hướng khi đi lạc…

Bằng môn Ngữ văn, chúng ta có thể dạy các con kỹ năng giao tiếp, khả năng nhận biết cảm xúc của bản thân và người khác để có ứng xử hài hòa… Kỹ năng sống cũng có thể được hình thành trong nhà, bằng cách con làm việc nhà, con biết chào hỏi lễ phép khi có khách đến chơi, biết xin phép mẹ khi ra khỏi nhà, biết chăm sóc và quan tâm đến những người trong gia đình.

Không nên tách rời kỹ năng và kiến thức. Nếu không có kiến thức, không đủ hiểu biết về thế giới xung quanh, con sẽ không có kỹ năng sống. Nếu không có kiến thức về phong tục tập quán của dân tộc mình và dân tộc khác, con sẽ không có kỹ năng giao tiếp phù hợp. Nếu không hiểu về cơ chế vận hành của điện, con không có kỹ năng an toàn khi tiếp xúc với điện. Nếu không hiểu cách hoạt động của dòng nước ngược ở biển, con sẽ không biết cách vượt qua nguy hiểm nếu chẳng may gặp phải dòng nước ngược...

Vì thế, theo tôi, đừng cực đoan hóa kỹ năng sống đến mức phủ nhận tầm quan trọng của kiến thức. Sự hiểu biết, dù thế nào cũng thực sự rất quan trọng. Trong quá trình sống của con người, kiến thức và kỹ năng luôn phát triển song song, bổ trợ lẫn nhau.

 
Nghiên cứu của Đại học Harvard: Người như thế nào sẽ sống hạnh phúc nhất? PDF. In Email
Thứ hai, 27 Tháng 3 2017 06:53

Vào những năm 1938, giáo sư Arlie Bock – chủ nhiệm khoa vệ sinh dịch tễ của trường Đại học Harvard cho rằng cả giới nghiên cứu đều quan tâm đến những vấn đề như bệnh tật, thất bại, chán nản, nhưng lại không có ai nghiên cứu một cách cẩn thận xem con người phải làm sao để được khỏe mạnh, thành công và hạnh phúc.

Vì thế, ông Arlie Bock đã đề xuất một kế hoạch nghiên cứu mạnh mẽ như sau: Theo dõi một nhóm người từ khi còn trẻ đến cuối đời, chú ý những bước ngoặt trong cuộc đời họ, kịp thời ghi chép lại một cách cẩn thận trạng thái tâm lý của họ,.

Cuối cùng rút ra được câu trả lời cho câu hỏi “Người như thế nào có thể sống hạnh phúc nhất?” từ những sự thay đổi trong cuộc đời họ.

Họ đã lựa chọn đối tượng cho cuộc nghiên cứu này, toàn bộ đều là những nam sinh viên ưu tú của trường Đại học Harvard khi đó, ông Arlie Bock cho rằng họ có khả năng tự kiểm soát mạnh mẽ, nếu theo dõi và phân tích họ thì nhất định sẽ có thể tìm thấy được những tố chất tâm sinh lý giúp những thanh niên ưu tú này có được hạnh phúc trong cuộc đời.

Những sinh viên đại diện Đại học Harvard là những người tinh anh, sở hữu IQ cao và vóc dáng khỏe mạnh. Với nguyện vọng tốt đẹp của mình, ông Arlie Bock đã lập ra một nhóm nghiên cứu từ tất cả các lĩnh vực như y học, sinh học, nhân loại học, tâm lý học, thần kinh học và công tác xã hội, thậm chí còn có nhà tâm thần học nổi tiếng Adolf Meyer cũng tham gia.

Dai hoc Harvard 1

 
6 cách dạy con ngược đời làm nên những đứa trẻ thông minh của cha mẹ Do Thái PDF. In Email
Thứ tư, 26 Tháng 10 2016 06:45

Tình yêu của các bậc cha mẹ Do Thái đối với con cái tựa như hình một đống lửa. Họ chỉ là một ngọn lửa rực sáng, soi rọi con đường phía trước cho con, để chúng có thể tự học cách sinh tồn và vươn lên.

6 cach day con nguoc doi lam nen nhung dua tre thong minh cua cha me Do Thai

Tình yêu của cha mẹ Do Thái dành cho con được dằn sâu trong lòng dưới vẻ ngoài sắt đá và cứng cỏi (Ảnh minh họa).

 


Trang 2 trong tổng số 4 trang.