Những điều giáo viên mong muốn ở phụ huynh |
|
|
|
Thứ hai, 22 Tháng 1 2018 17:01 |
Giáo viên luôn muốn phụ huynh tin tưởng và tôn trọng họ, không tham gia quá nhiều nhưng cũng không phớt lờ cuộc sống ở trường của trẻ.
Tạp chí Your Family thực hiện một cuộc khảo sát xem nhà trường và giáo viên mong muốn phụ huynh sẽ làm gì với học sinh của họ. Và dưới đây là những câu trả lời được nhiều người đưa ra.
1. Tham gia vừa phải vào cuộc sống của con
Các bậc phụ huynh tham gia quá nhiều vào cuộc sống của con ở nhà và cả ở trường, trong khi một số khác lại hoàn toàn không quan tâm. Các giáo viên cho rằng phụ huynh cần cố gắng đạt được sự cân bằng, mức độ tham gia có thể thay đổi theo lứa tuổi của con.
Ví dụ, ở trường mầm non, phụ huynh có thể liên hệ hàng giờ với giáo viên. Nhưng tới cấp trung học, mọi liên hệ bị hạn chế trong các cuộc họp định kỳ giữa phụ huynh và giáo viên hay những cuộc điện thoại, email bất thường về vấn đề học tập, sức khỏe hay chuyện đột xuất trong gia đình.
2. Quan tâm đến những hoạt động cơ bản của con
Có những khía cạnh nhất định của cuộc sống mà chỉ phụ huynh mới có thể quản lý và nên quản lý như việc ngủ, tập thể dục hay dinh dưỡng của con. Những điều cơ bản này sẽ giúp con có cách hành xử đúng đắn và học tập tốt hơn.
|
Ảnh minh họa: Understood
|
|
|
Khởi đầu sớm, giảm áp lực học tập, cơ hội rộng mở |
|
|
|
Thứ hai, 04 Tháng 12 2017 16:15 |
Thị trường du học đang nở rộ, như một xu thế tất yếu khi mà thực trang giáo dục trong nước vẫn còn quá nhiều tồn đọng chưa thể khắc phục, trong khi thu nhập và quy mô của tầng lớp trung lưu trong xã hội tăng nhanh. Thế nhưng, ngay cả lựa chọn du học cũng có rất nhiều vấn đề của nó, cần được nhìn nhận rõ hơn sau khi những lứa “du học tự túc” đầu tiên trở về.
Có lẽ, bây giờ ở những tỉnh thành lớn, nhà nào cũng có con cháu hoặc bạn bè, người quen có con cháu đang/đã đi du học. Mặc dù chưa có thống kê nào cụ thể, nhưng trong số ấy, những trường hợp du học “thất bại” chiếm tỉ lệ không nhỏ. Thất bại có nhiều kiểu, đi học mà không lấy nổi bằng tốt nghiệp, có bằng tốt nghiệp nhưng chẳng làm nổi việc gì ở nước ngoài sau nhiều năm học hành, ngoài chút vốn tiếng Anh tàm tạm, về nước thì cũng không biết làm gì trong khi nhiều bạn bè đã ổn định mà chẳng cần du học ở đâu … Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng nhìn chung, nếu coi du học là một quyết định đầu tư, đa phần người Việt đang ra quyết định đầu tư mà thiếu những thông tin và sự chuẩn bị cần thiết.
|
Cập nhật ngày Thứ sáu, 08 Tháng 12 2017 16:57 |
Vì sao du học sinh Việt Nam thường mất một năm Dự bị Đại học? |
|
|
|
Thứ năm, 30 Tháng 11 2017 16:41 |
Vì sao đa số du học sinh Việt Nam đi Anh, Úc, New Zealand thường được yêu cầu học Dự bị Đại học trước khi học chính thức, nhất là khi nộp hồ sơ vào các trường danh tiếng hoặc các ngành có đầu vào khắt khe?Yêu cầu về mặt bằng cấp thực chất là kiến thức.
Yêu cầu tối thiểu đầu vào đại học đối với du học sinh quốc tế các nước như Anh, Úc, NewZealand chủ yếu là Bằng Tốt nghiệp Phổ thông Trung học và Trình độ Tiếng Anh (thường là IELTS 6.5 trở lên). Riêng Mỹ có một hệ thống riêng dựa trên kết quả SAT hay ACT.
Các bằng Tốt nghiệp đủ điều kiện tuyển thẳng vào các nước (ngoài Mỹ) thường là bằng A-levels, bằng Tú tài quốc tế IB, hay các bằng tú tài của Úc vì kiến thức chuẩn bị cho Đại học đã bao gồm trong chương trình và bản thân các chương trình này được gọi là Dự bị Đại học. Bằng tốt nghiệp PTTH Việt Nam chưa được công nhận theo hướng đó vì chưa cân bằng được kiến thức cần thiết để học sinh học luôn vào chuyên ngành. Bên cạnh đó, theo quy định tuyển sinh chung cũng như của ngành học mà học sinh đăng ký, hầu hết các trường đại học yêu cầu học sinh cần học một số môn bắt buộc hoặc đã có lượng kiến thức trong khuôn khổ bằng cấp nhất định để tiếp nối lên Đại học. Vì vậy, phần lớn các trường Đại học, đặc biệt các trường có xếp hạng cao tại một số nước phát triển như Anh, Úc, NewZealand chưa công nhận bằng tốt nghiệp PTTH của Việt Nam, chỉ xét tuyển thẳng một số hồ sơ học sinh trường chuyên có học lực tốt, còn lại đa số học sinh đều phải học dự bị. Đằng sau yêu cầu bằng cấp, kỹ năng học thuật và kỹ năng cá nhân là yếu tố sống còn để tồn tại trong môi trường Đại học.
Hiên tượng thiếu hụt nhóm kỹ năng để học tiếp hay ra nghề sau bậc phổ thông Việt Nam rất phổ biến. Những kỹ năng độc lập nghiên cứu, phản biện, viết luận và trình bày, làm việc nhóm, quản lý thời gian… không chỉ là yêu cầu khi đi du học mà còn là kỹ năng xuyên suốt trong quá trình học và làm việc sau khi ra trường.
|
Cập nhật ngày Thứ năm, 30 Tháng 11 2017 16:57 |
|
|
|
|
Trang 2 trong tổng số 6 trang. |