Xin đừng cho rằng con chúng ta không dậy được là do tính lười biếng hay do đêm trước ngủ không đủ. Thực tế, con không dậy được là do căn bệnh tâm lí, không dám đối mặt với ngày mới trước mặt. Áp lực của cha mẹ, áp lực bài vở, áp lực của bạn cùng lớp đều có thể khiến con chùn lại.
Trích từ Chương 3 (Nhà ta có con đang lớn) của cuốn sách Nhân sinh phiêu bạt, tác giả Lưu Dung - Lưu Hiên
Chuyện thứ nhất “Đi ngủ ngay!Hai giờ đêm rồi còn đọc gì nữa?” “Con đang làm báo cáo, mai là ngày cuối rồi!” “Con làm báo cáo từ tuần trước rồi còn gì? Sao giờ vẫn chưa xong?” “Con phải làm thật tốt! Vì báo cáo lần trước con được A++, được thầy khen nên lần này phải làm tốt hơn.” Thấy con nỗ lực như vậy mẹ không nói nữa. (Sáng hôm sau) “Sao không dậy? Muộn giờ bây giờ!” “Con thấy mệt!” Sờ trán con mẹ nói: “Chỉ là thiếu ngủ thôi! Không phải ốm!” “Con không dám đi học!” “Vì sao?” “Hôm nay kiểm tra Anh văn, con vẫn chưa chuẩn bị! Kiểm tra điểm kém thì phiền, chẳng thà ở nhà đọc sách, mai kiểm tra bù!” Kết quả: Không đi học. Báo cáo không nộp đúng hạn. Kiểm tra bù bị trừ điểm.
Chuyện thứ hai “Nghỉ năm mới con định làm gì?” “Cùng các bạn đi xem phim “Back to the future”, đánh tennis, viết thư cho bạn nước ngoài quen từ hồi dự trại hè, chuẩn bị bài vở sau kì nghỉ, tất nhiên là làm cả việc nhà.” Mẹ nghĩ: Ừ…, có giải trí, có vận động, có giao du, có học hành…đúng là kế hoạch tốt cho kỳ nghỉ! (Một tuần sau kỳ nghỉ) “Mẹ! Đưa xe cho con đến thư viện!” “Việc gì mà vội thế?” “Con đến mượn sách để viết báo cáo, mai nộp!” Kết quả: không mượn được sách vì các bạn đã mượn hết cả rồi. Kết quả: đi mua một cuốn nhưng báo cáo vẫn không xong vì sách dày quá, không đọc hết! Kết quả: hai hôm sau nữa mới hòan thành báo cáo! Bài kiểm tra sau đó cũng bị điểm kém! Vì đã học trong kì nghỉ, nhưng lâu quá nên quên một nưả!
Chuyện thứ ba Đã một giờ đêm. “Con làm gì đấy? Sao còn đeo tai nghe?” “Con nghe dự báo thời tiết, xem mai có tuyết lớn không, có tuyết lớn thì không đi học được!” (Hai mươi phút sau) “Con làm gì trong nhà tắm đấy?” “Con đang tháo kính áp tròng, rồi còn đánh răng, rửa mặt nữa!” (Mười lăm phút sau) “Con đang làm gì đấy? Một giời rưỡi rồi!” “Con đang mở nước! Con đang chờ nước đầy bồn!” (Ba mươi phút sau) “Làm gì mà chưa tắt đèn đi ngủ đi? Hơn hai giờ rồi!” “Con đang cho sách vở vào cặp” Kết quả: Hai giờ rưỡi đèn mới tắt.
Chuyện thứ tư: “Quái! Thấy nó tỉnh dậy từ sớm, sao giờ còn chưa ra?” Mẹ tới gõ cửa, không động tĩnh gì, đẩy cửa, thấy con mặc quẩn áo nghiêm chỉnh rồi mà vẫn đang cuộn tròn ngủ. “Sao lại ngủ lại? Tối qua đã ngủ sớm rồi cơ mà?” “Con chỉ muốn ngủ thêm một lúc nữa!” Nói rồi, con kéo chăn trùm kín đầu. “Dặt dẹo! Mau dậy đi!” Ông bố giận dữ xông tới. “Hôm qua đã ngủ sớm, sao hôm nay còn ngủ nướng? Õng ẹo như đàn bà! Làm đàn ông đi nào!” Ông bố như chực đấm con. Mẹ ngăn lại: “Cho nó ngủ thêm một chút cũng được!” “Kì nghỉ trước đi cắm trại, sao không cần ai gọi cũng dậy được? Lại còn trong trại hè quốc tế, nó chẳng dậy sớm hơn mọi người sao?” Rồi ông bố gầm lên: “Sao giờ lại ngủ nướng?” Kết quả: Ông bố đấm con một cái, con nói hai câu bậy, hai ngày liền cha con không nói chuyện, mà hôm nay con lại vẫn ngủ nướng!
SẮP XẾP TỈ LỆ THỜI GIAN Có thể gia đình nào cũng đã từng trải nghiệm qua bốn câu chuyện trên, nó cũng cho thấy nhiều vấn đề của con cái. Trong câu chuyện thứ nhất, ta thấy một “bệnh” rất hay gặp ở con, đó là không biết cách phân phối thời gian. Hôm sau, con có ba bài kiểm tra, có thể con tốn rất nhiều thời gian để chuẩn bị cho bài kiểm tra thứ nhất. Chuẩn bị xong thì đã muộn, con không còn thời gian và tinh thần để chuẩn bị cho hai bài sau. Hoặc con cố chuẩn bị hết nhưng sáng hôm sau không còn tỉnh táo để kiểm tra. Chuyện thứ hai gần giống chuyện thứ nhất. Vấn đề là: con không biết phân biệt “thời gian lớn” và “thời gian nhỏ”, “thời gian hoàn chỉnh” và “thời gian lẻ”. Con có thể dùng nguyên cả một kì nghỉ để làm những việc mà chỉ mất một, hai giờ là hoàn thành; trong khi có ít thời gian lại muốn làm “chuyện lớn”. Ví dụ như một khoản tiền lớn mà chỉ để mua dụng cụ gia đình, bàn ghế, đi nghỉ trong khi chưa có nhà để ở. Chuyện thứ ba cho thấy con không biết cùng một lúc làm nhiều việc. Đó là kiểu dùng thời gian “đơn tuyến”, con không biết cách vừa đợi xe bus vừa xem tạp chí, lên xe rồi thì nhẩm bài, thậm chí chợp mắt một lúc. Trong câu chuyện trên, con có thể vừa tháo kính áp tròng, vừa nghe dự báo thời tiết, vừa đợi nước chảy đầy bồn; hoặc vừa nghe dự báo thời tiết, vừa mở nước, vừa soạn sách vở. Con làm từng việc từng việc một, rất tốn thời gian.
SỢ GIỮA BAN NGÀY Nếu không, không phải chỉ hôm nay, mà nhiều năm sau, con cũng không dám nhìn thẳng vào thực tế Câu chuyện thứ tư phức tạp hơn, chúng ta nên tìm hiểu kĩ. Xin đừng cho rằng con chúng ta không dậy được là do tính lười biếng hay do đêm trước ngủ không đủ. Thực tế, con không dậy được là do căn bệnh tâm lí, không dám đối mặt với ngày mới trước mặt. Áp lực của cha mẹ, áp lực bài vở, áp lực của bạn cùng lớp đều có thể khiến con chùn lại. Chính vì thế, gặp một ngày không có áp lực, con sẽ dậy rất sớm. Mà con cái thích ngủ nướng lại đặc biệt hưng phấn vào lúc tối, không muốn đi ngủ; lúc mới ngủ dậy thì tâm trạng rất tồi, song sau khi tan học thì rất vui vẻ Con đang trong chăn êm đệm ấm cùng mộng đẹp mà phải dậy cũng giống người lớn vừa trải qua kì nghỉ dài phải quay lại làm việc, sẽ rất ngại. Vì thế, khi thấy con đột nhiên uể oải hay ngủ nướng thì không phải con thiều ngủ hay có vấn đề về thể lực, lúc đó cha mẹ nên tìm hiểu liệu con có đang chịu áp lực tinh thần hay không để đưa ra hướng dẫn. “Hướng dẫn” để con dám đối mặt với hiện thực. Nếu không, không phải chỉ hôm nay, mà nhiều năm sau, con cũng không dám nhìn thẳng vào thực tế. Tôi cho rằng, nếu con ngủ nướng, cha mẹ nên vừa tìm hiểu, vừa khích lệ, vừa thúc giục con! Còn nếu con không biết cách dùng thời gian, chúng ta nên giúp con phân tích cách dùng thời gian, đồng thời cũng cho con một khoảng “lưu không” để con tự tìm cách dùng thời gian cho phù hợp.Cha mẹ cũng nên quan sát cách dùng thời gian của con để tìm hiểu, liệu sự “chậm chạp” của con cái có phải vì không dám đối mặt với thực tế! Làm chủ thời gian là làm chủ vận mệnh! |