Dành cho phụ huynh
Khởi đầu sớm, giảm áp lực học tập, cơ hội rộng mở PDF Print E-mail
Monday, 04 December 2017 16:15
There are no translations available.

Thị trường du học đang nở rộ, như một xu thế tất yếu khi mà thực trang giáo dục trong nước vẫn còn quá nhiều tồn đọng chưa thể khắc phục, trong khi thu nhập và quy mô của tầng lớp trung lưu trong xã hội tăng nhanh. Thế nhưng, ngay cả lựa chọn du học cũng có rất nhiều vấn đề của nó, cần được nhìn nhận rõ hơn sau khi những lứa “du học tự túc” đầu tiên trở về.

Có lẽ, bây giờ ở những tỉnh thành lớn, nhà nào cũng có con cháu hoặc bạn bè, người quen có con cháu đang/đã đi du học. Mặc dù chưa có thống kê nào cụ thể, nhưng trong số ấy, những trường hợp du học “thất bại” chiếm tỉ lệ không nhỏ. Thất bại có nhiều kiểu, đi học mà không lấy nổi bằng tốt nghiệp, có bằng tốt nghiệp nhưng chẳng làm nổi việc gì ở nước ngoài sau nhiều năm học hành, ngoài chút vốn tiếng Anh tàm tạm, về nước thì cũng không biết làm gì trong khi nhiều bạn bè đã ổn định mà chẳng cần du học ở đâu … Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng nhìn chung, nếu coi du học là một quyết định đầu tư, đa phần người Việt đang ra quyết định đầu tư mà thiếu những thông tin và sự chuẩn bị cần thiết.

Image result for inspirational quotes

Last Updated on Friday, 08 December 2017 16:57
 
Vì sao du học sinh Việt Nam thường mất một năm Dự bị Đại học? PDF Print E-mail
Thursday, 30 November 2017 16:41
There are no translations available.

Vì sao đa số du học sinh Việt Nam đi Anh, Úc, New Zealand thường được yêu cầu học Dự bị Đại học trước khi học chính thức, nhất là khi nộp hồ sơ vào các trường danh tiếng hoặc các ngành có đầu vào khắt khe?

Yêu cầu về mặt bằng cấp thực chất là kiến thức.

Yêu cầu tối thiểu đầu vào đại học đối với du học sinh quốc tế các nước như Anh, Úc, NewZealand chủ yếu là Bằng Tốt nghiệp Phổ thông Trung học và Trình độ Tiếng Anh (thường là IELTS 6.5 trở lên). Riêng Mỹ có một hệ thống riêng dựa trên kết quả SAT hay ACT.

Các bằng Tốt nghiệp đủ điều kiện tuyển thẳng vào các nước (ngoài Mỹ) thường là bằng A-levels, bằng Tú tài quốc tế IB, hay các bằng tú tài của Úc vì kiến thức chuẩn bị cho Đại học đã bao gồm trong chương trình và bản thân các chương trình này được gọi là Dự bị Đại học. Bằng tốt nghiệp PTTH Việt Nam chưa được công nhận theo hướng đó vì chưa cân bằng được kiến thức cần thiết để học sinh học luôn vào chuyên ngành. Bên cạnh đó, theo quy định tuyển sinh chung cũng như của ngành học mà học sinh đăng ký, hầu hết các trường đại học yêu cầu học sinh cần học một số môn bắt buộc hoặc đã có lượng kiến thức trong khuôn khổ bằng cấp nhất định để tiếp nối lên Đại học. Vì vậy, phần lớn các trường Đại học, đặc biệt các trường có xếp hạng cao tại một số nước phát triển như Anh, Úc, NewZealand chưa công nhận bằng tốt nghiệp PTTH của Việt Nam, chỉ xét tuyển thẳng một số hồ sơ học sinh trường chuyên có học lực tốt, còn lại đa số học sinh đều phải học dự bị.

Đằng sau yêu cầu bằng cấp, kỹ năng học thuật và kỹ năng cá nhân là yếu tố sống còn để tồn tại trong môi trường Đại học.

Hiên tượng thiếu hụt nhóm kỹ năng để học tiếp hay ra nghề sau bậc phổ thông Việt Nam rất phổ biến. Những kỹ năng độc lập nghiên cứu, phản biện, viết luận và trình bày, làm việc nhóm, quản lý thời gian… không chỉ là yêu cầu khi đi du học mà còn là kỹ năng xuyên suốt trong quá trình học và làm việc sau khi ra trường.

Last Updated on Thursday, 30 November 2017 16:57
 
Một giáo viên xin thưa với phụ huynh 10 điều... PDF Print E-mail
Friday, 28 July 2017 10:00
There are no translations available.

Cho con đến trường, hầu hết các phụ huynh đều theo dõi xem nhà trường, các thầy cô đối với con mình như thế nào? Mỗi quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường mà đặc biệt là mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh là một mắt xích quan trọng giúp con em phát triển tốt. Bởi vậy khi quan hệ giữa phụ huynh với giáo viên "có vấn đề" và đi quá một giới hạn nào đấy sẽ tạo ra hậu quả không tốt cho giáo viên và học sinh. BigSchool chia sẻ với các bạn tâm sự của một giáo viên nước ngoài để chúng ta liên hệ tới thực tế hiện nay ở Việt Nam, ở mái trường mà con em đang học.

Tôi đã tham gia giảng dạy ở bậc trung học trong suốt 15 năm, trong khoảng thời gian qua, tôi đã luôn bị thử thách bởi những mối quan hệ phức tạp giữa phụ huynh và nhà trường. Dường như có rất nhiều vấn đề vẫn chưa được làm rõ. 10 điều sau đây (có thể hơi khó nghe) nhưng là những điều mà tôi thực sự muốn nói từ vị thế của một người giáo viên biết quan tâm, một giáo viên có rất nhiều kinh nghiệm và từ một người đã làm việc, tiếp xúc với rất nhiều với các phụ huynh ở khối trung học. Mong bạn hãy cởi mở và nhớ rằng không phải tất cả giáo viên đều giống như nhau.

1. Không phải tất cả chúng tôi đều hứng thú với việc giao bài tập về nhà. Chúng tôi biết rằng, phụ huynh quá bận rộn với công việc của mình. Và trong nhiều trường hợp, những bài tập về nhà đó khó khăn với phụ huynh nhiều hơn là đối với học sinh. Chúng tôi – những người giáo viên luôn bị dẫn dắt bởi một quan điểm cho rằng nếu chúng tôi không giao những bài tập về nhà khó, điều đó cũng có nghĩa là chúng tôi không thử thách người học. Hầu hết các bậc cha mẹ đều nhìn chúng tôi bằng con mắt phê phán về những gì chúng tôi giao cho con họ và họ luôn hỏi tại sao. Thời đại ngày nay là thời đại của “chứng khoán đảo chiều” những người đứng ngoài công việc giảng dạy sẽ được quyền đánh giá tất cả những gì giáo viên làm. Đó dường như là một điều tốt cho hầu hết các gia đình, nhưng chúng ta cần nhận thức rằng mọi chuyện có thể dẫn đến sự quá giới hạn. Và chúng tôi không muốn điều này xảy ra.

Tất cả đều có những giới hạn Tất cả đều có những giới hạn

 


Page 2 of 6