Tuyển thẳng vẫn khó 'cầm máu chất xám' |
Thứ sáu, 26 Tháng 8 2011 16:49 | ||||
- Việc ĐHQG TP.HCM tiên phong "xé rào" tuyển thẳng học sinh trường năng khiếu được các trường thành viên hy vọng thu hút thêm nguồn tuyển có chất lượng cao. Nhưng, quyết định này phải chăng đã ... quá muộn?
Xé rào, chưa chắc học sinh giỏi đã vào
Thực tế, các trường vẫn khó hút học sinh giỏi bằng cách tuyển thẳng, bởi
sự chậm chân hơn rất nhiều so với các đại học nước ngoài, đặc biệt là Singapore.
Những năm gần đây, các trường ĐH của Singapore đều sang Việt Nam để tuyển HS giỏi. Theo quan sát của thầy Võ Anh Dũng, Hiệu trưởng THPT chuyên Lê Hồng Phong, hàng năm có khoảng 600 em tốt nghiệp THPT Lê Hồng Phong thì có khoảng 100 em đi du học, bằng cách tự túc hay có học bổng. Phần lớn các em học xong đều ở lại Singapore làm việc.
Đặc biệt, học sinh Trường THPT Chuyên Hà Nội-
Amsterdam có tỉ lệ "nói không" với ĐH trong nước rất cao.
Thanh Nga nói thêm: hầu như các bạn đều có dự định nếu học ĐH ở Việt Nam thì sau 1, 2 năm sẽ tiếp tục tìm học bổng để đi du học. Cơ hội "cất cánh" ở các trường tiên tiến trên thế giới càng mở ra thì cánh cửa đón nhiều học sinh chuyên/ giỏi cho các trường ĐH trong nước càng thu lại. PGS.TS Nguyễn Vũ Lương bày tỏ: "Thật khó có thể chấp nhận một sự thật rằng, một trường ĐH quốc gia nhưng lại có điểm đầu vào ở mức bình thường, chỉ khoảng 17, 18 đến 20 điểm là cao." Thậm chí, mỗi năm trường còn phải tuyển thêm hàng trăm nguyện vọng 2 cho đủ chỉ tiêu. Thầy Lương đặt câu hỏi: "Học sinh chuyên của ĐHKHTN năm nào cũng có kết quả ĐH, thi quốc gia vào hàng cao nhất cả nước, nếu theo học các ngành đào tạo khoa học cơ bản của ĐHQG thì rất hợp lý, nhưng các em vào ĐHQG rất ít. Có những em đi học ở Singapore, cũng là học về khoa học cơ bản mà thôi. Nhưng rõ ràng trường ở Singapore tốt hơn, hấp dẫn, thuyết phục được các em. Còn ĐHQG thì không, dù đầu vào rất dễ. Điều đó khiến chúng ta phải nhìn lại chính chúng ta chứ?" Trường THPT Chuyên Hà Nội- Amsterdam, đến hết lớp 12, số lượng học sinh đi du học thường chiếm tới hơn một nửa mỗi lớp. Điểm đến phổ biến là Mỹ, Anh, Pháp, Singapore. Số còn lại hầu như đổ hồ sơ vào ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Hà Nội... Rất ít hồ sơ nộp vào ĐHQG Hà Nội, với ĐH Sư phạm. PGS.TS Bùi Duy Cam chia sẻ: "Khi học sinh còn mải mê đi theo những ngành "hot", hứa hẹn thu nhập cao thì những ngành của ĐH Khoa học Tự nhiên khi ra trường vẫn chỉ hứa hẹn đồng lương vừa phải thì việc nâng cao chất lượng đầu vào khó có thể nâng cao lên được. Trường sẽ vẫn tiếp tục gặp khó khăn khi muốn tìm những thí sinh phù hợp với đặc thù của mình". Thầy Nguyễn Vũ Lương cho biết, cái khó này không phải chỉ riêng chúng ta gặp phải, mà đó cũng là vấn đề của rất nhiều nước trên thế giới. Ông nói thêm: "Các trường ĐH nên có những đổi mới để học sinh có thể đi du học nhưng ít hơn. Những trường ĐH danh tiếng nên có quyền tạo nguồn cho trường. Tương lai của thế giới rất cần những người làm khoa học cơ bản. Muốn điều phối học sinh thi trường này hay trường khác, tự bản thân nền giáo dục ĐH xây dựng và phát triển, phải học hỏi các trường trên thế giới càng nhiều càng tốt." Theo thầy Lương: "Chúng ta nên tập trung để có những trường thật giỏi, khi đó học sinh vào trường để học tập thực sự, với những nội dung thực sự tiên tiến. Các trường nước ngoài có điều kiện đi ra liên kết với thế giới rất gần gũi. Vì vậy, để giữ chân được học sinh, chúng ta phải làm mạnh bản thân."
|