Tin tổng hợp
Trường chuyên chỉ để đào tạo 'gà nòi'? PDF. In Email
Thứ sáu, 26 Tháng 6 2020 16:51

Theo Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), đầu tư vào trường chuyên cũng như câu chuyện về đầu tư kinh tế, phải có những “đầu tàu” mới tạo ra sự đột phá.

Kết quả hình ảnh cho lê công lợi

Cập nhật ngày Thứ bảy, 04 Tháng 7 2020 09:33
 
Tân hiệu trưởng đại học: "Gìn giữ sự minh bạch trong môi trường giáo dục" PDF. In Email
Chủ nhật, 24 Tháng 5 2020 17:27

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia HN đã trang trọng tổ chức lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng nhà trường nhiệm kỳ 2020 - 2025 cho PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh.

Toàn văn bài phát biểu của PGS. TSKH. Vũ Hoàng Linh

Tại buổi lễ, Giám đốc ĐHQGHN, PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn đã trao Quyết định số 1368/QĐ-ĐHQGHN của Giám đốc ĐHQGHN bổ nhiệm PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh giữ chức Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHKHTN).

Tân hiệu trưởng đại học: Gìn giữ sự minh bạch trong môi trường giáo dục - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Giám đốc ĐHQGHN bổ nhiệm PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh giữ chức Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN

Cập nhật ngày Chủ nhật, 24 Tháng 5 2020 17:32
 
Thi trực tuyến học sinh giỏi Tin các trường chuyên: Giữ kỳ thi, giữ “nhiệt” học tập PDF. In Email
Thứ tư, 20 Tháng 5 2020 22:58

(khoahocdoisong.vn) - Thay vì hủy thi do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như dự kiến ban đầu, cuộc thi Học sinh giỏi khu vực Duyên hải và ĐB Bắc Bộ môn Tin học vẫn được tổ chức dưới hình thức trực tuyến với mục đích duy trì sân chơi, giữ “nhiệt” học tập cho các em.

Quyết định thi trực tuyến

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mới đây, Hội các trường THPT chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ quyết định không tổ chức kỳ thi học sinh giỏi lần thứ 13 tại Hải Phòng vào cuối tháng 4/2020.

Tuy nhiên, vào ngày 17/5 vừa qua, hơn 600 thí sinh đến từ các trường chuyên đã tham dự kỳ thi trực tuyến học sinh giỏi khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ môn Tin học.

Các thí sinh làm bài tại điểm thi của Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐH KHTN, ĐH Quốc gia Hà Nội).

Trao đổi với PV KH&ĐS về lý do dẫn tới quyết định tổ chức trực tuyến thay vì hủy kỳ thi thi như dự kiến ban đầu, thầy giáo Đinh Văn Khâm, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy, Ninh Bình, Chủ tịch Hội các trường THPT chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ cho biết, xuất phát từ đề nghị của các thầy cô giáo, đó là nhằm duy trì sân chơi lành mạnh, giữ “nhiệt” cho phong trào học tập của các em, đặc biệt với môn Tin học, Ban tổ chức đã quyết định vẫn tổ chức kỳ thi.

“Bởi thi trực tuyến phù hợp với môn Tin học. Hơn nữa, Bộ GD&ĐT cũng hướng tới trong tương lai gần, sẽ tổ chức kỳ thi online đối với môn học này. Thực tế, một số kỳ thi tin học Quốc tế, ví dụ kỳ thi Tin học Châu Á, Thái Bình Dương cũng vẫn thi online, và đảm bảo chất lượng”, ông Khâm chia sẻ.

Cũng nằm trong Ban tổ chức cuộc thi, thầy giáo Lê Thanh Bình, tổ trưởng tổ Tin, Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương cho biết, Kỳ thi học sinh giỏi khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ là một hoạt động thường niên giữa các trường chuyên.

Đây là một dịp để cho các học sinh lớp 10, 11 rèn luyện khả năng làm bài, tích lũy kiến thức học tập và cũng là một dịp để phát hiện ra những tài năng cho đội tuyển học sinh giỏi quốc gia.

Nhưng quan trọng nhất là kỳ thi tạo ra một phong trào thi đua học tập nói chung và môn Tin học nói riêng trong các trường chuyên cả nước. Trong hơn 10 năm kỳ thi được tổ chức, những em đạt những thành tích cao ở kỳ thi này cũng sẽ đạt giải cao ở các kỳ thi quốc gia, thậm chí quốc tế.

Cuộc thi hoàn toàn minh bạch

Thi trực tuyến, đồng nghĩa với việc thầy dạy đội tuyển đồng thời cũng là người coi thi, vậy liệu có đảm bảo sự khách quan, minh bạch? Trả lời về băn khoăn này, thầy giáo Đinh Văn Khâm khẳng định, hoàn toàn minh bạch.

“Chúng tôi có camera theo dõi. Tất cả các điểm mọi người đều có thể quan sát được nhau. Nhưng chủ yếu là thi trên tinh thần Olympic, giải thưởng chỉ là tượng trưng, giữ phong trào học tập là chính, bản thân các em cũng không nghĩ tới chuyện gian lận. Qua quan sát, tôi thấy các em làm bài rất nghiêm túc”, ông Khâm nói.

Giáo viên có thể quan sát các thí sinh từ mọi điểm thi qua camera.

Cũng khẳng định cuộc thi rất minh bạch do có giám sát từ hệ thống camera, tuy nhiên, thầy giáo Lê Thanh Bình cho rằng, con người mới là yếu tố quan trọng nhất.

Các thầy cô giáo phải dạy học trò nhận thức được rằng, giải thưởng chỉ là một đánh giá cho một chặng đường cố gắng, không phải là tất cả toàn bộ cuộc đời học hành. Và nếu các em không trung thực, thì dù các em có đạt kết quả cao, ra ngoài cuộc sống các em cũng vẫn bị đào thải. Bởi vì, cuộc sống cần những con người tài năng, có năng lực thực sự.

“Khi dạy học, tôi vẫn nói với các em môn Tin là dễ quay cóp nhất, nhưng rồi các em trở thành gì? Thành một người chuyên đi copy thì đó không phải là con người trưởng thành. Nếu rèn được học sinh được ý thức đó thì kỳ thi sẽ diễn ra nghiêm túc”, ông Bình nói.

Tuy nhiên, để dạy được học trò, thì đầu tiên, thầy phải minh bạch. Người thầy phải là tấm gương cho học sinh không chỉ về kiến thức, mà còn cả về lối sống, phong cách. Người thầy không chỉ là người dạy chữ, mà còn dạy cả làm người.

Ở vị trí của mình, người thầy có thể gợi ý, làm hộ để học sinh có thể được giải cao, và chuyện thành tích thì ai cũng muốn, nhưng học sinh sẽ nghĩ, “thầy hóa ra cũng chỉ thế thôi, khi gian lận được thì thầy cũng gian lận”.

“Dưới góc nhìn của tôi, khi làm như vậy thì những người thầy đã tự làm mất hình ảnh của mình trong lòng học sinh. Học sinh có thể sẽ vẫn biết ơn thầy vì được giải cao. Nhưng sự kính trọng chắc sẽ không còn. Cho nên, đối với kỳ thi này, tôi đã quán triệt với các thầy cô giáo ở các cơ sở là coi thi nghiêm túc, làm sao để các em tự giác, tự phấn đấu, kiểm tra tài năng của mình. Và qua quan sát, tôi thầy kỳ thi diễn ra nghiêm túc”, ông Bình chia sẻ.

Thi học sinh giỏi nuôi dưỡng lòng say mê học tập

Thầy giáo Đinh Văn Khâm cho rằng, phong trào học sinh giỏi hoặc Olympic có ý nghĩa rất lớn trong việc nuôi dưỡng lòng say mê học tập của các em học sinh.

Nhiều ý kiến phản đối các kỳ thi này, nhưng nếu là một người thầy đồng hành thì mới hiểu được sự cố gắng, nỗ lực của các em thế nào.

Cuộc thi là sân chơi rất bổ ích để các em học sinh rèn luyện trí tuệ, thuận lợi cho các em sau này. Thực tế cho thấy, những em học tốt trong các đội tuyển, đạt giải cao phần lớn là những người rất thành công trong sự nghiệp.

Cùng quan điểm với ý kiến trên, ông Bình cũng cho rằng cần phải tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi, đặc biệt là kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

Bởi có thi thì mới có động lực phấn đấu, mới có sự thi đua, cọ xát và sàng lọc để ra được quần thể tối ưu. Những quần thể tối ưu này sẽ có tác động trở lại, làm cho cả cộng đồng đi lên.

Thực tế cho thấy, ở những vị trí chủ chốt ở nhiều lĩnh vực, đều là những người học ở các trường chuyên, có thành tích tốt trong các kỳ thi học sinh giỏi. Giả sử đầu tư cho một nhóm nhỏ, khoảng 20% nhưng cống hiến của họ lên tới 80% thì nên đầu tư. Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần có một nhóm ưu tú như vậy.

Theo thầy Lê Thanh Bình, học sinh trường chuyên hiện nay phát triển rất toàn diện, chứ không phải “gà chọi”, “gà nòi”, học lệch như một số quan niệm. Thực tế, có những em đạt thành tích cao trong đội tuyển học sinh giỏi, đồng thời cũng rất giỏi về thể thao, âm nhạc... giành những giải cao về những lĩnh vực này. Liên quan tới việc giữ các kỳ thi học sinh giỏi, việc duy trì mô hình trường chuyên là cần thiết, để phát hiện sớm và có điều kiện, môi trường bồi dưỡng những học sinh có năng lực vượt trội.

 
PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội PDF. In Email
Thứ tư, 13 Tháng 5 2020 07:28

Ngày 8/5/2020, PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký Quyết định số 1368/QĐ-ĐHQGHN bổ nhiệm PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Cập nhật ngày Chủ nhật, 24 Tháng 5 2020 17:35
 
ĐH Quốc gia Hà Nội vào top 1000 ĐH hàng đầu thế giới: Chỉ là một chỉ số đánh giá chất lượng! PDF. In Email
Thứ năm, 19 Tháng 9 2019 16:23

Xếp hạng đại học không phải là mục đích mà là một chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động của ĐH Quốc gia Hà Nội. Đây là một cơ hội để đánh giá, nhìn nhận, đối sánh chất lượng hoạt động của mình ở một thời điểm cụ thể, qua đó có các giải pháp cải tiến liên tục và phát triển bền vững.

Đó là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải- Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội với PV Dân trí sau khi ĐH QGHN là một trong 02 cơ sở giáo dục đại học được Thời báo Giáo dục đại học (Times Higher Education, THE) xếp vào nhóm 1000 đại học hàng đầu thế giới.

ĐH Quốc gia Hà Nội vào top 1000 ĐH hàng đầu thế giới: Chỉ là một chỉ số đánh giá chất lượng! - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Một phần khuôn viên của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội

 


Trang 5 trong tổng số 14 trang.